BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-------

Số: 943/QĐ-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC NHIỆM VỤ KH&CN ĐẶT HÀNG THUỘC DỰ ÁN “THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG” THUỘC CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020” ĐỂ TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TỪ NĂM 2017

 

Điều 1. Phê duyệt Danh Mục nhiệm vụ KH&CN đặt hàng thuộc Dự án “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” (Nhóm nhiệm vụ: Đào tạo kiến thức về năng suất và chất lượng) để tuyển chọn thực hiện từ năm 2017 (Chi Tiết tại Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Giao cho Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng:

1. Tổ chức thông báo nội dung các nhiệm vụ nêu tại Điều 1 trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định để các tổ chức, cá nhân biết và đăng ký tham gia tuyển chọn.

2. Tổ chức các hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá các hồ sơ đăng ký tuyển chọn theo quy định hiện hành và báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ kết quả tuyển chọn.

Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan  chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẶT HÀNG THUỘC DỰ ÁN “THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG” TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TỪ NĂM 2017 NHÓM NHIỆM VỤ: ĐÀO TẠO KIẾN THỨC VỀ NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
(Kèm theo Quyết định số: 943/QĐ-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

TT

Tên nhiệm vụ

Định hướng Mục tiêu

Yêu cầu đối với kết quả

Thời gian thực hiện

Phương thức tổ chức thực hiện

1

Đào tạo chuyên gia về Lean Six Sigma đai vàng, đai xanh, đai đen cho các doanh nghiệp và cán bộ tư vấn năng suất chất lượng tại các tổ chức sự nghiệp của các Bộ,  ngành và địa phương

Phát triển đội ngũ chuyên gia nòng cốt về Lean Six Sigma đáp ứng yêu cầu phổ biến, nhân rộng áp dụng Lean Six Sigma tại các doanh nghiệp Việt Nam

- Chương trình đào tạo, giáo trình đào tạo chuyên gia Lean Six Sigma đai vàng, đai đen;

- 320 chuyên gia triển khai Lean Six Sigma đạt trình độ đai vàng, đai xanh, đai đen:

+ 200 chuyên gia triển khai Lean Six Sigma đạt trình độ đai vàng;

+ 100 chuyên gia triển khai Lean Six Sigma đạt trình độ đai xanh;

+ 20 chuyên gia triển khai Lean Six Sigma đạt trình độ đai đen;

- Ít nhất có 01 Bài báo về các nội dung liên quan/kết quả triển khai nhiệm vụ đăng trên Báo/Tạp chí chuyên ngành.

Yêu cầu:

Chương trình, giáo trình đào tạo được Tổng cục TCĐLCL thẩm định, phê duyệt;

Các học viên được đào tạo lý thuyết và thực hành thực tế tại doanh nghiệp;

Cụ thể trong Thuyết minh nhiệm vụ về tiêu chí, Điều kiện lựa chọn học viên, giảng viên; tiêu chuẩn, phương pháp đánh giá, cấp chứng chỉ cho học viên sau khóa học;

Kế thừa kết quả nhiệm vụ 02.1/2013-DA2; 02.1/2014-DA2 (về Chương trình, giáo trình đào tạo Lean Six Sigma đai xanh, đai đen);

Huy động đối ứng kinh phí từ các doanh nghiệp được thụ hưởng.

24 tháng

Tuyển chọn

2

Triển khai giảng dạy kiến thức về ứng dụng các phương pháp, công cụ và kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng vào các trường cao đẳng nghề tại Việt Nam

- Thí Điểm giảng dạy kiến thức về ứng dụng các phương pháp, công cụ và kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng vào các trường cao đẳng nghề tại Việt Nam ;

 - Tạo cơ sở đề xuất triển khai nhân rộng đào tạo NSCL trong các trường cao đẳng nghề trong cả nước.

- Báo cáo đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo các phương pháp, công cụ và kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng trong các trường Cao đẳng nghề trong và ngoài nước;

 - Báo cáo xác định các nội dung cần thiết, phù hợp để đưa vào đào tạo trong các trường cao đẳng nghề;

- Kết quả đào tạo thí Điểm cho giảng viên, sinh viên tại 04 trường cao đẳng nghề (02 trường phía Bắc và 02 trường phía Nam);

- Báo cáo phân tích, đánh giá kết quả, hiệu quả đào tạo và đề xuất phương án phối hợp với các Bộ/ngành liên quan để đưa nội dung đào tạo về ứng dụng các phương pháp, công cụ và kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng vào các trường cao đẳng nghề trong cả nước;

- 01 Hội thảo chia sẻ kết quả với sự tham gia của các trường Cao đẳng nghề, một số Bộ chủ quản các trường cao đẳng (Bộ Công Thương, Bộ Lao động, Thương Binh, Xã hội…);

-  Ít nhất có 01 Bài báo về các nội dung liên quan/kết quả triển khai nhiệm vụ đăng trên Báo/Tạp chí chuyên ngành

Yêu cầu:

Có văn bản xác nhận tham gia, phối hợp thực hiện của các Trường Cao đẳng nghề khi xây dựng Hồ sơ đăng ký Tuyển chọn/xét giao trực tiếp;

Giáo trình đào tạo kế thừa từ kết quả của các nhiệm vụ đào tạo về NSCL từ năm 2012-2016 thuộc Chương trình.

24 tháng

Tuyển chọn

3

Đào tạo chuyên gia tư vấn về các công cụ cải tiến năng suất, chất lượng cho cán bộ thuộc các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ thuộc các địa phương

Tạo nguồn cán bộ tư vấn năng suất chất lượng để triển khai hoạt động thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng tại các doanh nghiệp, địa phương.

Báo cáo phân tích, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu đào tạo, nội dung đào tạo cho các địa phương;

- Tổ chức 04 khóa đào tạo Khoảng 100 học viên về các công cụ năng suất chất lượng (5 công cụ/khóa).

Yêu cầu:

Chương trình, tài liệu đào tạo kế thừa từ kết quả của các nhiệm vụ đào tạo về NSCL từ năm 2012-2016 thuộc Chương trình;

Yêu cầu thể hiện trong Thuyết minh đề tài  tiêu chí, phương pháp đánh giá kết quả học viên sau khóa học (có kiểm tra, cấp chứng chỉ).

24 tháng

Tuyển chọn

4

Nghiên cứu áp dụng thí Điểm công cụ Người Điều phối sản xuất (Mizusumashi) và Bảng kiểm soát sản xuất (Kamishibai)​ vào doanh nghiệp Việt Nam

Nắm bắt và triển khai áp dụng thí Điểm các công cụ cải tiến NSCL mới, tiên tiến vào doanh nghiệp Việt Nam

Báo cáo nghiên cứu về công cụ Người Điều phối sản xuất (Mizusumashi) và Bảng kiểm soát sản xuất (Kamishibai)​ và cách thức triển khai áp dụng tại doanh nghiệp;

Chương trình đào tạo, giáo trình đào tạo công cụ: Người Điều phối sản xuất (Mizusumashi) và Bảng kiểm soát sản xuất (Kamishibai) dành cho chuyên gia tư vấn​;

- 04 khóa đào tạo chuyên gia tư vấn về công cụ Người Điều phối sản xuất (Mizusumashi) và Bảng kiểm soát sản xuất (Kamishibai) cho 120 học viên​;

- Báo cáo kết quả áp dụng thí Điểm tại 06 doanh nghiệp (03 doanh nghiệp/công cụ);

- Báo cáo về khả năng nhân rộng triển khai áp dụng công cụ Người Điều phối sản xuất (Mizusumashi) và Bảng kiểm soát sản xuất (Kamishibai)​ vào doanh nghiệp Việt Nam;

-  Ít nhất có 01 Bài báo về các nội dung liên quan/kết quả triển khai nhiệm vụ đăng trên Báo/Tạp chí chuyên ngành.

Yêu cầu: Chương trình, giáo trình đào tạo được Tổng cục TCĐLCL thẩm định, phê duyệt.

24 tháng

Tuyển chọn

 

Tổng số: 04 nhiệm vụ